Quy trình xử lý nước thải là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh thiếu nguồn nước ngọt trầm trọng hiện nay. Để hiểu rõ hơn về quy trình xử lý nước thải, hãy cùng Kangaroo theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Xử lý nước thải là gì?
Xử lý nước thải là quá trình loại bỏ chất thải, chất ô nhiễm ra khỏi nước. Nguồn nước thải cần phải xử lý như nước thải hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp, nhà máy sản xuất,...Quá trình xử lý nước thải bao gồm các quá trình vật lý, hóa học và sinh học để nguồn nước sau khi xử lý an toàn với môi trường, đạt tiêu chuẩn và một lượng chất thải bán rắn hoặc bùn. Nước thải sau khi xử lý có thể thải ra môi trường theo hệ thống thoát nước của khu vực và bùn sẽ được sử dụng làm phân bón trong nông nghiệp.
Xử lý nước thải là gì ?
Thông thường, hệ thống thoát nước sẽ mang theo một tỷ lệ nước thải công nghiệp tới các nhà máy xử lý nước thải đã được nhận chi phí xử lý. Nếu hệ thống thoát nước là một hệ thống kết hợp thì nó cũng sẽ mang theo nước mưa đến nhà máy.
Nguồn gốc của nước thải
Như đã đề cập ở trên, nước thải sinh ra từ các khu dân cư, tổ chức, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở thương mại và công nghiệp được thải ra thông qua hệ thống cống rãnh.
Trong một số lĩnh vực đặc thù, nước thải còn bao gồm chất thải lỏng từng ngành công nghiệp, thương mại và cả nước mưa chảy tràn.
Tổng quan quy trình xử lý nước thải
Hiện nay, nước thải có thể được xử lý gần nơi nó được sinh ra. Ví dụ, một hệ thống phi tập trung như bể tự hoại, lọc sinh học hoặc các hệ thống xử lý nước thải hiếu khí. Nó được thu gom và vận chuyển bằng một mạng lưới đường ống và trạm bơm đến nhà máy xử lý, một hệ thống tập trung.
Quy trình xử lý nước thải được tuân theo các quy định và tiêu chuẩn của từng địa phương. Đặc biệt, nguồn nước thải công nghiệp thường yêu cầu quy trình xử lý đặc biệt. Nó bao gồm các giai đoạn sau:
- Xử lý sơ cấp: Lưu giữ nước thải tạm thời trong bể tĩnh giúp chất rắn nặng có thể lắng xuống đáy. Đồng thời, dầu, mỡ và các chất nhẹ hơn các chất rắn sẽ nổi lên trên bề mặt.
- Xử lý thử cấp: Loại bỏ các chất hòa tan và vật chất sinh học lơ lửng.
- Xử lý hoàn thiện: Áp dụng khi xử lý sơ cấp và thứ cấp không có khả năng thực hiện, cho phép xử lý trước khi đưa vào hệ sinh thái rất nhạy cảm mà không thể tiếp nhận nguồn nước thải như cửa sông, sống dòng chảy thấp, rạn san hô,...
Nước đã xử lý có thể được khử trùng hóa học hoặc vật lý. Nguồn nước này đủ sạch sẽ, có thể được sử dụng bổ sung cho nguồn nước ngầm hoặc các mục đích khác nhau trong nông nghiệp hoặc công nghiệp.
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM :Tìm Hiểu Cách Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Sinh Học
Chi tiết về quy trình xử lý nước thải được phân thành 6 cấp độ như sau:
Xử lý sơ bộ
Tại quá trình xử lý sơ bộ, tất cả các vật liệu có thể dễ dàng thu được từ nước thải ban đầu khi nó gây hư hại hay làm tắc nghẽn các đường ống. Ở giai đoạn này, rác, cành cây và các đối tượng lớn khác được bỏ loại bỏ.
Dòng nước thải được đi qua một song chắn rác để loại bỏ các thành phần có kích thước lớn. Quá trình được thực hiện cùng lúc với một song chắn rác tự động trong nhà máy để phục vụ khu vực đông dân.
Hoạt động của các song chắn có tốc độ phụ thuộc vào sự tích lũy trên màn chắn hoặc tốc độ dòng chảy. Sau khi thu được số chất rắn, chúng sẽ được tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn dưới đất.
Quy trình xử lý nước thải sơ bộ
Quá trình loại bỏ sạn sỏi
Tại quá trình này, vận tốc của nước thải được điều chỉnh phù hợp để cho phép làm lắng cát sạn, sỏi và kính vỡ. Cần phải loại bỏ sạn, sỏi, cát,... vì chúng có thể làm hỏng máy bơm và các thiết bị khác.
Đối với các hệ thống thoát nước nhỏ, việc này không quá quan trọng. Nhưng đối với các nhà máy lớn, nó thực sự cần thiết.
Trong quá trình loại bỏ sạn sỏi, có 3 dạng bể lắng:
- Bể lắng ngang
- Bể lắng có sục khí
- Bể lắng xoáy nước
Điều hòa dòng nước
Bể điều hòa là bể được xây dựng để lưu trữ tạm thời khi dòng chảy ở đỉnh chiều hoặc lúc thời tiết ẩm ướt. Đây là bể để lưu trữ tạm thời nước thải, duy trì dòng chảy trong quá trình di chuyển đến nhà máy và là nơi pha loãng, phân chia các nhóm chất độc hại hoặc chất thải có độ bền cao. Nếu không loại bỏ kịp thời các chất này sẽ gây ức chế quá trình xử lý sinh học thứ cấp. Tại bể điều hòa, dòng chảy được kiểm soát chặt chẽ do sự thay đổi khi xả thải.
Loại bỏ chất béo và dầu mỡ
Trong các nhà máy xử lý nước thải lớn, chất béo và dầu mỡ được loại bỏ bằng cách chuyển nước thải vào bồn chứa và bắt đầu quá trình phân tách. Sau quá trình này, chất béo sẽ nổi lên trên bề mặt và người ta sẽ thu gom chúng bằng cách dùng máy thổi khí để phá bỏ váng dầu.
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Và Điều Bạn Cần Biết
Xử lý sơ cấp
Trong giai đoạn sơ cấp, nước thải được chảy qua các bể chứa lớn. Các bể này được gọi là bể lắng ban đầu, bể lắng sơ cấp, bể lắng chính. Khi nước thải được vào bể sẽ được tách bùn trong khi dầu mỡ đã nổi lên bề mặt và được thu gom.
Bể lắng sơ cấp thường được trang bị máy tách bùn với công suất hoạt động liên tục. Bùn sẽ được thu bằng một phễu đặt trong đáy bể và cho về nơi cần xử lý.
Xử lý thứ cấp
Đây là công đoạn cuối cùng trong quá trình xử lý nước thải. Tại giai đoạn xử lý thứ cấp, các chất sinh học được giảm đáng kể.
Phần lớn, các nhà máy ở các thành phố xử lý nước thải sử dụng quá trình sinh học hiếu khí. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, các sinh vật cần được cung cấp oxy và thức ăn để sống. Các vi khuẩn và sinh vật đơn bào sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ hòa tan như đường, chất béo, các phân tử carbon ngắn chuỗi hữu cơ và gắn kết nhiều các phân tử ít hòa tan dưới dạng kết tủa.
Quá trình xử lý nước thải thứ cấp được phân loại làm màng lọc cố định và hệ thống phát triển sinh vật lơ lửng.
Trên đây là những thông tin hữu ích về quá trình xử lý nước thải. Để đón đọc những bài viết hay và thú vị khác, bạn hãy liên hệ ngay tới hotline: 0962.15.26.26 truy cập ngay Kangaroo nhé!
[CodeFormInfo]