Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt? Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng cao kéo theo các vấn đề ô nhiễm môi trường đáng lo ngại. Để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường thì việc xử lý nước thải sinh hoạt là cần thiết và mang tính cấp bách. Hôm nay, Kangaroo sẽ gửi đến bạn những thông tin hữu ích về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Đâu là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay?
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Tiêu chí lựa chọn hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là vô cùng quan trọng trong bối cảnh nguồn nước bị ô nhiễm hiện nay. Tuy nhiên, trước khi tiến hành lựa chọn và lắp đặt, chúng ta phải có tiêu chí để lựa chọn.
Để xây dựng hệ thống này, cần kiểm tra một số tiêu chí sau:
- Sử dụng công nghệ nào để xử lý nước thải sinh hoạt.
- Hiệu suất xử lý của công nghệ
- Chi phí đầu tư là bao nhiêu?
- Thời gian hoàn thiện bản thiết kế
- Thời gian lắp đặt
- Cách vận hành của hệ thống
- Tuổi thọ của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Tiêu chí lựa chọn hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Theo tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phải đáp ứng đúng QCVN 14:2008/ BTNMT
STT |
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị C |
|
A |
B |
|||
1. |
pH |
– |
5 – 9 |
5 – 9 |
2. |
BOD5 (20oC) |
mg/l |
30 |
50 |
3. |
Tổng số chất rắn lơ lửng (TSS) |
mg/l |
50 |
100 |
4. |
Tổng chất rắn hòa tan |
mg/l |
500 |
1000 |
5. |
Sunfua (tính theo H2S) |
mg/l |
1.0 |
4.0 |
6. |
Amoni (tính theo N) |
mg/l |
5 |
10 |
7. |
Nitrat (NO3–) (tính theo N) |
mg/l |
30 |
50 |
8. |
Dầu mỡ động, thực vật |
mg/l |
10 |
20 |
9. |
Tổng các chất hoạt động bề mặt |
mg/l |
5 |
10 |
10. |
Phosphat (PO43-) (tính theo P) |
mg/l |
6 |
10 |
11. |
Tổng Coliforms |
MPN/ 100ml |
3.000 |
5.000 |
Một số chỉ tiêu theo QCVN 14:2008/BTNMT
Nếu hệ thống nào đáp ứng đủ các tiêu chí trên thì mới có thể áp dụng vào để xử lý nước thải trong khu công nghiệp và dân cư.
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt chuẩn QCVN 14-2008/BTNMT
Nước thải sinh hoạt là nước sinh ra trong quá trình sinh hoạt của người dân tại khu vực nhà tắm, nhà bếp. Sau khi lọc bỏ các chất cặn, chất rắn có kích thước lớn hoặc các tạp chất lơ lửng. Nước thải được đưa đến hố thu gom/ bể điều hòa và chuẩn bị chuyển sang bể tách mỡ. Bể tách mỡ để tách dầu mỡ ra khỏi nước thải nhằm hạn chế trường hợp các ống dẫn bị tắc nghẽn.
Tiếp theo, nước thải sẽ được đưa vào hệ thống xử lý bằng công nghệ sinh học. Cụ thể là bể sinh học MBBR để phân hủy các hợp chất có chứa nito và photpho trong nước thải. Sau đó, nước thải tiếp tục được truyền đến bể sinh học Aerotank để loại bỏ các chất hữu cơ gây mùi hôi, loại bỏ mầm bệnh, vi khuẩn gây bệnh có trong nước.
Sau đó, nước thải tiếp tục được dẫn truyền vào bể lắng Lamella. Tại bể này có tác dụng lắng bùn, cát và các hạt lơ lửng ra khỏi nước thải. Với nước có chứa bùn sẽ được dẫn qua bể bùn để bùn lắng xuống và sau đó mang ra khỏi hệ thống xử lý. Lượng nước thải còn lại sẽ được truyền dẫn ngược bể điều hòa để tiếp tục quá trình tuần hoàn xử lý nước thải theo sơ đồ.
Cuối cùng, nước sẽ được dẫn đến các bể chứa trung gian để diễn ra quá trình khử trùng bằng hóa chất Chlorine. Sau lọc áp lực thì nguồn nước đầu ra đạt chứng nhận chuẩn QCVN 14-2008/BTNMT.
>> XEM THÊM: Xử Lý Nước Thải Là Gì? Tìm Hiểu Quy Trình Xử Lý Nước Thải?
5 công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến
Ô nhiễm môi trường nước đã và đang là vấn đề hết sức nan giải. Hiện nay, có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt để giúp cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường. Dưới đây là 5 công nghệ phổ biến và tiên tiến nhất hiện nay.
Công nghệ AO
Công nghệ xử lý nước sinh hoạt mới nhất hiện nay phải kể đến công nghệ AO (Anoxic - Oxic). Đây là công nghệ được áp dụng để xử lý các chất chủ yếu như nitơ, photpho có trong nước thải. Quy trình của công nghệ này ở 2 giai đoạn là quá trình nitrat hóa ở bể hiếu khí và khử nitrat hóa ở bể thiếu khí.
Hiện nay, công nghệ AO là một trong những công nghệ được ứng dụng phổ biến nhất trong việc xử lý nước thải. Đặc biệt xử lý nước có hàm lượng chất hữu cơ cao như: nước thải sinh hoạt/ nước khu đô thị, nước thải bệnh viện, nước thải ngành chế biến thủy hải sản, nước thải ngành thực phẩm và một số nước thải lĩnh vực khác.
Nói đến AO, chúng ta nói đến rất nhiều những ưu điểm vượt trội của công nghệ này. Phải kể đến như 4 ưu điểm sau đây:
- Xử lý triệt để các chất hữu cơ có trong nước thải (BOD) và các chất dinh dưỡng (N,P)
- Chi phí của công nghệ này tương đối thấp, phù hợp với Việt Nam
- Khả năng vận hành ổn định, cơ chế tự động hóa cao
- Tiết kiệm chi phí nhờ hệ thống bảo dưỡng, bảo trì đơn giản, dễ dàng thay thế.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt AO kết hợp với màng MB
Công nghệ AAO
Công nghệ AAO chính là công nghệ Anaerobic - Anoxic - Oxic. Đây là quá trình xử lý sinh học liên tục sử dụng các hệ vi sinh vật kỵ khí, yếm khí và hiếu khí để phân hủy các chất ô nhiễm có trong nước thải. Cũng giống như công nghệ AO, công nghệ AAO được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Nó được sử dụng để xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ lớn.
Công nghệ AAO có nguyên lý hoạt động đơn giản với 3 quá trình như sau:
- Quá trình xử lý kỵ khí (Anaerobic): Quá trình này là quá trình khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, kết tủa photpho và khử clo.
- Quá trình xử lý yếm khí (Anoxic): Ở quá trình thử 2 sẽ là khử nitrat thành nitơ N2 và giảm hàm lượng BOD, COD trong nước thải.
- Quá trình hiếu khí (Oxic): Quá trình hiếu khí là quá trình chuyển hóa NH4 thành NO3 và khử BOD, COD.
Ưu điểm công nghệ AAO:
- AAO giúp xử lý nito và photpho rất hiệu quả, phù hợp với nguồn nước có độ ô nhiễm cao. Xử lý triệt để các chất ô nhiễm nước thải. Các chất này phải kể đến như: COD, BOD.
- Làm giảm các chất hữu cơ cũng như các chất dinh dưỡng dư thừa
- Chi phí xây dựng tương đối thấp, tiêu thụ ít năng lượng
- Lượng bùn thải ra thấp, chất lượng nước đạt chuẩn
Công nghệ SBR
Công nghệ SBR là viết tắt của cụm từ Sequencing batch reactor. Đây là công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt với phản ứng sinh học theo mẻ. Gồm 2 cụm là bể Selector và C - tech.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt SBR
- Nước thải được dẫn vào bể Selector để được sục khí liên tục tạo điều kiện cho quá trình xử lý hiếu khí diễn ra. Sau đó, nước được chuyển qua bể C - tech.
- Hệ thống xử lý nước SBR hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn với 5 pha chính. 5 pha này bao gồm pha làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và pha ngưng. Tại mỗi pha, các phản ứng sinh học được lựa chọn kỹ lưỡng và cẩn thận.
- SBR vận hành theo chu kỳ để kiểm soát toàn bộ các giai đoạn của quá trình xử lý.
Ưu điểm của công nghệ SBR
- Không cần tuần hoàn bùn hoạt tính
- Độ bền cao, kết cầu đơn giản
- Vận hành theo cơ chế tự động hóa
- Khả năng khử BOD cao, loại bỏ các chất dinh dưỡng (N, P)
- Tiết kiệm chi phí nhờ hệ thống không cần xây thêm bể lắng và các hệ thống liên quan
- Dễ dàng lắp đặt, nâng cấp đơn giản
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt SBR
Công nghệ MBR
Công nghệ MBR là viết tắt của cụm từ Membrane Bioreactor. Công nghệ này là sự kết hợp giữa các vi sinh vật lửng lơ tại bể bùn hoạt tính với công nghệ màng lọc sợi rộng. Lượng bùn trong bể sinh học sẽ được giữ lại nhờ cơ chế vi lọc của màng có kích thước nhỏ. Vì vậy, chất nước lượng thải sau khi qua khỏi màng đảm bảo đạt chất lượng.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ MBR
- Nước thải thẩm thấu qua màng lọc vào ống mao dẫn nhờ những vi lọc có kích thước siêu nhỏ. Các vi lọc này chỉ từ 0,02 ~ 0,1 µm giúp giữ lại bùn, chất rắn vô cơ, hữu cơ và vi sinh vật.
- Sau đó, hệ thống bơm hút sẽ hút nước ra bể chứa nước sạch. Bơm hút được cài đặt hoạt động 10 phút chạy, 1-2 phút ngừng hoạt động tùy theo hiệu chỉnh.
Ưu điểm của công nghệ MBR
- Hiệu suất xử lý cao, cao hơn từ 15 - 35% so với Aerotank truyền thống
- Tiết kiệm diện tích xây dựng vì không cần thêm bể lắng, lọc, khử trùng.
- Nồng độ vi sinh trong bể cao, lượng bùn ít vì thời gian lưu bùn dài
- Quá trình vận hành đơn giản, dễ dàng
Công nghệ MBBR
MBBR là cụm từ viết tắt của Moving Bed Biofilm Reactor. Đây là công nghệ xử lý nước thải sử dụng liệu làm giá thể cho vi sinh vật bám dính để tăng trưởng và phát triển. Quá trình MBBR là sự kết hợp của quá trình bùn than hoạt tính và màng sinh học.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ MBBR
- Sử dụng giá thể vi sinh di động trong bể sục khí để tăng lượng vi sinh vật có sẵn để xử lý nước thải. Đây là công nghệ sử dụng các vi sinh vật giúp phân hủy chất hữu cơ. Tiếp theo hệ thống thổi khí giúp khuấy trộn các giá thể trong bể nhằm đảm bảo các giá thể vi sinh được xáo trộn liên tục.
- Vi sinh vật bám trên giá thể có thể là các loại vi sinh: Vi sinh hiếu khí nằm trên bề mặt giá thể, vi sinh hiếu khí, vi sinh yếm khí.
Ưu điểm công nghệ MBBR
- Mật độ vi sinh vật cao với độ bền lâu dài
- Xử lý đến 90% BOD cao
- Tiết kiệm năng lượng
- Giảm diện tích xây dựng
- Dễ dàng vận hành, nâng cấp giản đơn
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt
Dựa vào sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bên trên chắc hẳn bạn cũng đã hiểu sơ lược về quy trình xử lý nước thải. Quy trình này đơn giản và ngắn gọn với 4 bước dưới đây :
- Bước 1: Điều hòa lưu lượng dòng chảy và ổn định nồng độ pH trong nước thải để đưa vào quá trình xử lý sinh học
- Bước 2: Bằng các phương pháp khác nhau như oxy hóa, vi sinh vật trong nước thải sinh học để tách các chất hữu cơ. Đồng thời, giảm nito, photpho để ổn định các chỉ số BOD, COD
- Bước 3: Lọc bỏ các chất lơ lửng, chất cặn bã gây ô nhiễm trong nước thải
- Bước 4: Tiêu diệt vi khuẩn, mầm mống gây bệnh bằng phương pháp khử trùng. Đồng thời, điều chỉnh nồng độ pH trong nước.
>> XEM THÊM: Tiêu Chuẩn Đánh Giá Nước Sinh Hoạt Sạch? Cách Xử Lý
Bạn biết không, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Hiện nay, nước ngọt là nước được sử dụng trong hầu hết các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, lượng nước ngọt chiếm không nhiều và có nguy cơ cạn kiệt trong tương lai. Vì vậy, việc xử lý nước thải là điều cần thiết phải phải làm.
[CodeFormInfo]