Nguồn nước thải công nghiệp là một trong những nguồn nước thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất cho môi trường và sức khỏe con người. Hôm nay, hãy cùng máy lọc nước Kangaroo tìm hiểu những thông tin hữu ích về nước thải công nghiệp và những phương pháp xử lý nước thải công nghiệp nhé.
Tìm hiểu về nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp là loại nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp nặng như sản xuất gang thép, sản xuất đồ điện tử,... Trong các ngành này, nước thải được hình thành sau các quá trình chùi rửa máy móc hoặc hóa chất sản sinh trong quá trình sản xuất.
Thành phần hóa chất của nước thải công nghiệp không cố định. Nó phụ thuộc vào từng loại hình sản xuất công nghiệp khác nhau của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nước thải công nghiệp phần lớn sẽ chứa các ion kim loại nặng như Fe3, Pb2, Hg2,... và các loại chất rắn hữu cơ, vô cơ, chất rắn hòa tan, chất rắn không hòa tan; photpho, nito, axit béo, clo, dầu mỡ,...
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : Xử lý nước thải là gì? 7 quy trình xử lý nước thải cơ bản <<
2 nhóm chính của nước thải công nghiệp:
- Nước thải công nghiệp bẩn: Là nước thải sinh ra từ hoạt động sản xuất sản phẩm. Ví dụ như vệ sinh máy móc, trang thiết bị, quá trình sinh hoạt của công nhân.
- Nước thải công nghiệp không bẩn: Là nước thải sinh ra trong quá trình làm nguội máy móc, giải nhiệt trong các trạm làm lạnh và ngưng tụ hơi nước.
Nguồn gốc của nước thải công nghiệp
Theo khoản 2 điều 2 Nghị định 154/2016/NĐ-CP, nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra từ các hoạt động sản xuất như sau:
- Hoạt động sản xuất của nhà máy sản xuất bia, sản xuất nước giải khát.
- Hoạt động sản xuất mực in, các cơ sở dệt nhuộm và may mặc
- Hoạt động trạm trộn bê tông
- Sản xuất trong các nhà máy chế biến cafe
- Sản xuất sơn, phun sơn
- Các cơ sở lò hơi
- Các cơ sở xi mạ kẽm, xi mạ crom
- Các cửa hàng, dịch vụ giặt ủi
- Các nhà máy mì ăn liền
- Các nhà máy sản xuất sữa
- Các nhà máy sản xuất giấy
- Các cơ sở sản xuất và chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản
- Các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc
- Nhà máy sản xuất linh phụ kiện điện tử
- Nhà máy gia công kim loại, cơ khí, luyện kim
- Nhà máy sản xuất hóa chất, dược phẩm, phân bón, văn phòng phẩm, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thuốc bảo vệ thực vật,...
Nước thải công nghiệp còn được sinh ra từ hoạt động sinh hoạt và vệ sinh hằng ngày của công nhân viên, người lao động. Nguồn nước này được đưa vào hệ thống xử lý nước thải.
Quy chuẩn nước thải công nghiệp
Như đã đề cập ở trên, nước thải công nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường nếu không được xử lý đúng quy định.
Hiện tại, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã công bố QCVN 40, quy định về nước xả thải công nghiệp. Ngoài ra, quy định về nước thải công nghiệp 2015 theo QCVN 14-MT:2015/BTNMT được áp dụng với nước thải sinh hoạt từ các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề liên quan đến hoạt động công nghiệp.
STT |
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị C |
|
A |
B |
|||
1. |
pH |
– |
5 – 9 |
5 – 9 |
2. |
BOD5 (20oC) |
mg/l |
30 |
50 |
3. |
Tổng số chất rắn lơ lửng (TSS) |
mg/l |
50 |
100 |
4. |
Tổng chất rắn hòa tan |
mg/l |
500 |
1000 |
5. |
Sunfua (tính theo H2S) |
mg/l |
1.0 |
4.0 |
6. |
Amoni (tính theo N) |
mg/l |
5 |
10 |
7. |
Nitrat (NO3–) (tính theo N) |
mg/l |
30 |
50 |
8. |
Dầu mỡ động, thực vật |
mg/l |
10 |
20 |
9. |
Tổng các chất hoạt động bề mặt |
mg/l |
5 |
10 |
10. |
Phosphat (PO43-) (tính theo P) |
mg/l |
6 |
10 |
11. |
Tổng Coliforms |
MPN/ 100ml |
3.000 |
5.000 |
Một số chỉ tiêu theo QCVN 14:2008/BTNMT
Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp được phân loại theo 2 loại sau đây:
- Loại A: Nước thải công nghiệp loại A là các chỉ số của các chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép xả vào những nguồn nước được dùng cho mục đích cung cấp nước sinh hoạt
- Loại B: Nước thải công nghiệp loại B là các chỉ số của các chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép xả vào những nguồn nước không được dùng cho mục đích cung cấp nước sinh hoạt.
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : Tìm hiểu xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học <<
Ngoài ra, nghị định QCVN 40 còn chỉ rõ các đối tượng được các dụng, các đối tượng thực hiện, các phương pháp xác định và các quy định về mặt kỹ thuật.
Tình trạng nước thải công nghiệp ở nước ta hiện nay
Hiện nay, nước ta là một trong những nước báo động bởi tình trạng ô nhiễm do nước thải công nghiệp. Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, tổng lượng nước xả ra từ các khu công nghiệp đạt 3.000.000 m3/ ngày. Trong đó, có tới 70% nước thải bị xả trực tiếp ra sông suối, ao hồ, kênh rạch mà chưa qua quá trình xử lý.
Với những con số trên, nước thải công nghiệp đang tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt tại Việt Nam:
- Tác động đến môi trường: Nước thải làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, làm biến đổi tính chất của nước và đất, làm các sinh vật sống chết hàng loạt hoặc biến đổi gen do quá trình hấp thụ chất động hại.
- Tác động đến sức khỏe: Môi trường bị ô nhiễm thì chắc chắn sức khỏe con người bị tác động. Người dân sống gần những khu vực bị ô nhiễm dễ bị các bệnh như ung thư, các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt là các bệnh gây đột biến.
- Tác động đến đời sống kinh tế: Khi môi trường bị ảnh hưởng thì kéo theo đó là các ngành sản xuất nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Sản lượng giảm sút ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, ảnh hưởng đến công việc. Từ đó, gây hậu quả đến đời sống xã hội và kinh tế.
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải là gì? <<
Vì những lý do trên, nước thải công nghiệp phải được xử lý đạt chuẩn trước khi xả ra các dòng chảy. Vậy có những phương pháp nào để xử lý nước thải công nghiệp. Theo dõi ngay phần tiếp theo nhé!
Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp phổ biến hiện nay
Phương pháp hóa học
Phương pháp hóa học là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình loại bỏ tạp chất và hóa chất tồn tại trong nước thải công nghiệp. Với ưu điểm là nhanh chóng, dễ dàng sử dụng, dễ vận hành và dễ quản lý, phương pháp hóa học được ưa chuộng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là giá thành cao và có thể sinh ra chất gây ô nhiễm thứ cấp trong quá trình xử lý.
Phương pháp hóa học thường được dùng trong các nhà máy xi mạ kẽm, xi mạ crom, nhà máy dệt, nhuộm, nhà máy sản xuất mực in. Đặc biệt, xử lý chất amoni trong nước thải công nghiệp.
Phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học hay còn gọi là phương pháp vi sinh xử lý nước thải công nghiệp. Nó thích hợp để xử lý amoni trong nước, xử lý nước thải trong các nhà máy chế biến cafe, sản xuất mì ăn liền, sản xuất sữa và sản xuất bia.
Đây là phương pháp sử dụng các loại vi sinh vật để khử hợp chất hữu cơ độc hại. Các vi sinh vật này đã có sẵn trong nước hoặc được bỏ thêm vào trong quá trình xử lý. Các chất hữu cơ độc hại này chính là nguồn thức ăn của vi sinh vật.
Phương pháp cơ học
Phương pháp cơ học là phương pháp dùng để loại bỏ những hóa chất có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước thải. Phương pháp này có rất nhiều loại và được áp dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp sản xuất. Phải kể đến như: sản xuất giấy, sản xuất sơn, xi mạ kẽm, xi mạ crom. Ngoài ra, còn là tất cả các ngành sản xuất sinh ra nước thải có chứa kim loại nặng.
Sau khi đọc xong bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết thêm nhiều thông tin hữu ích về nước thải công nghiệp và những phương pháp xử lý hiệu quả. Để đón đọc những bài viết hay và thú vị khác, bạn hãy truy cập ngay Kangaroo.net.vn nhé!
[CodeFormInfo]