Bị ho nên uống nước gì? Ho không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của những người xung quanh. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại khi các dịch bệnh vẫn đang hoành hành, nguy cơ dịch chồng dịch cao - Covid 19 và cúm A. Vậy bị ho nên uống nước gì để giảm ho, giảm đờm nhanh chóng?
Cùng Kangaroo khám phá những thức uống để giảm ho hiệu quả trong mùa dịch này. Bỏ túi ngay những bí kíp này để bảo vệ sức khỏe cho những người thân trong gia đình nhé!
Bị ho nên uống nước gì?
Sau đây là một số thức uống có tính nhiệt và kháng sinh mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm ho, giảm đờm:
- Gừng + mật ong
Gừng và mật ong và 2 nguyên liệu thường được sử dụng để tạo ra các loại loại thuốc điều trị bệnh ho cho trẻ nhỏ. Cả 2 nguyên liệu này có tính sát trùng và trị các bệnh có nguyên nhân từ vi khuẩn. Chúng ta có thể kết hợp gừng và mật ong để tăng thêm hiệu quả điều trị bệnh.
Bạn có thể thái lát gừng và ngâm cùng với mật ong trong hũ để dùng dần hoặc dùng gừng tươi ép lấy nước và uống với mật ong. Cách làm này sẽ giúp tiêu đờm và giảm ho hiệu quả.
Gừng có tính nóng nên bạn đọc không nên quá lạm dụng trong việc trị ho vì có thể gây ra tác dụng phụ như nhiệt miệng, nổi mụn và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Trà gừng mật ong có tác dụng trị ho hiệu quả
- Tắc (quất) + đường phèn
Ở vỏ tắc chứa vitamin, đường, pectin và một số tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, long đờm, chống viêm và trị ho vô cùng hiệu quả.
Bạn có thể ngâm quất với đường phèn trong hũ thủy tinh để dùng dần hoặc dùng quất hấp với đường phèn trong khi nấu cơm để cải thiện tình trạng ho kéo dài.
Đây là cách làm được người dân ta truyền tai nhau trong rất nhiều năm nay và khẳng định về độ hiệu quả. Đặc biệt là ở các gia đình có trẻ nhỏ, việc sử dụng nhiều thuốc tây, thuốc kháng sinh rất không tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, nước quất hấp đường phèn chính là giải pháp cứu cánh cho các bậc làm cha làm mẹ trong trường hợp này.
Trà tắc ngâm đường phèn
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : Người thiếu máu nên uống nước gì tốt cho sức khỏe?
- Nước tỏi
Tỏi là nguyên liệu thường thấy trong gian bếp của gia đình, tỏi rất dễ dàng tìm mua và giá thành cũng không quá đắt đỏ. Tỏi có tính kháng virus cực tốt như một chất kháng sinh từ tự nhiên giúp loại bỏ các vi khuẩn khỏi vòm họng và làm lỏng các chất nhầy giúp giảm đờm, giảm ngứa cổ nhanh chóng.
Nước tỏi trị ho
Bạn có thể ép vài tép tỏi lấy nước uống để kiểm chứng về độ hiệu quả của nước tỏi khi bị bệnh ho.
- Nước muối
Nước muối loãng dùng để súc miệng sẽ làm loãng đờm, làm sạch họng và giảm khả năng sinh trưởng phát triển của vi khuẩn, virus, ngăn ngừa phát tán mầm bệnh.
Hiện nay, nước muối sinh lý đang được bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Khi bị cảm cúm, covid 19 hoặc ho, nước muối sinh lý luôn được khuyên dùng để hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tật phát triển theo chiều hướng xấu.
Ngoài việc sử dụng nước muối đóng chai, bạn cũng có thể ngậm một vài hạt muối trong miệng để giảm cảm giác khó chịu khi bị ho.
Nước muối đơn giản nhưng nhiều lợi ích
- Chuối
Chắc bạn đọc cũng không thể ngờ tới chuối lại có tác dụng trong việc giảm ho. Nhưng sự thật là như vậy!
Bạn chỉ cần lấy 1 quả chuối cùng đường phèn đem hấp là có thể điều trị ho đờm khá tốt. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng với trường hợp bạn bị ho nhẹ.
- Dâu tây
Một loại trái cây khá dễ ăn nhưng vẫn có tác dụng giảm khô rát họng hiệu quả. Bạn có thể ăn trái cây hoặc ép lấy nước để uống sẽ giúp mát họng và tiêu đờm nhanh chóng.
Ngoài các loại nước uống trên, bạn đọc còn có thể tham khảo thêm một số loại nước uống có tác dụng trị ho như nước từ hành tây, củ cải trắng, nước ép trái cây, nước ép rau củ hoặc súp gà.
Bị ho nên kiêng gì?
Ngoài việc sử dụng thuốc và các loại đồ uống có tác dụng kháng viêm thì người bị ho cần kiêng các thực phẩm sau để bệnh ho không phát triển theo chiều hướng xấu:
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : Giải độc cơ thể là gì? Cách làm nước uống giải độc cơ thể hiệu quả
- Đồ ăn cay nóng
Ớt, tiêu, mù tạt,... là những đồ ăn cay nóng, nó sẽ kích thích cổ họng khiến tình trạng ho kéo dài và rất khó chữa.
- Thức uống lạnh
Đồ uống lạnh khiến cho các dịch nhờn bị đông đặc và bám trên vòm họng nhiều hơn khiến tình trạng ho khó có thể thuyên giảm. Đó còn chưa kể tới việc sử dụng nước đá lạnh sẽ ảnh hưởng tới các niêm mạc, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn, dễ xâm nhập hơn.
- Hải sản
Đồ ăn hải sản có mùi tanh như cua, ốc, tôm có thể khiến cho tình trạng ho thêm trầm trọng, cảm giác khó thở sẽ diễn ra nhiều hơn. Đây cũng chính là lý do mà khi chúng ta bị Covid hay cúm A thường được khuyến cáo không nên ăn đồ ăn hải sản.
- Đồ ăn dầu mỡ
Những đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ cũng không hề tốt một chút nào cho người đang bị bệnh ho. Đặc biệt là những đồ chiên rán ngoài hàng quán, đồ ăn nhanh, mỡ được chiên rán nhiều lần gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
- Đồ ăn có chứa histamin
Đồ uống có cồn, giăm bông, thịt xông khói, trái cây sấy, xúc xích, cá hun,... là những đồ ăn có chứa histamin cao. Chính vì vậy, nếu ăn các đồ ăn này trong thời điểm người sử dụng đang bị ho thì khiến tình trạng ho thêm trầm trọng.
Như vậy, khi bị ho, bạn đọc cần tránh các thực phẩm trên trong quá trình bị bệnh ho để nhanh chóng khỏi bệnh và hạn chế những tác dụng không mong muốn.
Những lưu ý khi uống nước khi ho
Ngoài việc sử dụng các loại nước uống có khả năng giảm ho thì bạn cần thăm khám tại các trung tâm y tế để được biết về tình trạng bệnh cũng như có các phương án điều trị phù hợp để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.
Đặc biệt là ở trẻ nhỏ - đối tượng thường xuyên mắc bệnh cảm cúm, ho hen,... thì càng cần được quan tâm bởi các y bác sĩ, không nên sử dụng các loại thuốc tự do.
Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên bổ sung thêm các loại thực phẩm có khả năng cải thiện sức đề kháng cho cơ thể như rau dền, rau ngót, rau mồng tơi, cam quýt,...
Trên đây là các thông tin để giải đáp cho bạn đọc khi bị ho nên uống nước gì. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc thêm những mẹo hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình! Cảm ơn bạn đọc đã thành thời gian cho bài chia sẻ của Kangaroo!
[CodeFormInfo]