BOD là gì? Chỉ số BOD là chỉ số còn rất mới mẻ và nhận được ít sự quan tâm của mọi người. Tuy nhiên, BOD lại rất cần thiết cho những sự sống dưới nước. Hãy cùng Kangaroo.net.vn tìm hiểu về chỉ số quan trọng này và những điều thú vị liên quan đến BOD nhé!
BOD - lượng oxy cần thiết cung cấp cho vi sinh vật
Trong tiếng anh, BOD là từ viết tắt của Biochemical Oxygen Demand, được hiểu là lượng oxy cần thiết cung cấp cho vi sinh vật để oxy hóa các chất hữu cơ. Chỉ số quan trọng này được sử dụng nhiều trong công tác quản lý, khảo sát và đánh giá chất lượng nước thải.
Trong môi trường nước tự nhiên như hồ, sông, suối thường chứa một lượng nhỏ oxy dưới dạng oxy hòa tan. Oxy hòa tan có ký hiệu là DO. Đây là thành phần quan trọng trong môi trường nước tự nhiên. Chúng giúp duy trì sự sống thủy sinh hoặc thẩm mỹ của nước. Chính vì thế, việc xác định chất hữu cơ ảnh hưởng như thế nào đến nồng độ oxy hòa tan (DO) trong nước là rất quan trọng và là yếu tố không thể thiếu trong công tác quản lý chất lượng nước.
Phương pháp kiểm tra chỉ số BOD trong nước
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được sử dụng để kiểm tra lượng oxy sinh học. Trong đó, hai phương pháp được sử dụng rộng rãi và dễ dàng thực hiện chính là phương pháp pha loãng và phương pháp áp suất.
Phương pháp pha loãng
Để thực hiện phương pháp pha loãng, cần có các chai thủy tinh 300ml đã được làm sạch và sử dụng để tráng giữa các mẫu.
Các chuyên gia sẽ tiến hành bằng cách cho nước khử ion và bão hòa về oxy pha với vi sinh vật hạt giống vào chai thủy tinh. Bảo quản hỗn hợp này trong 5 ngày vào phòng tối ở 20 độ C để ngăn chặn quá trình sản xuất DO từ quá trình quang hợp.
Sau khi kết thúc quá trình, chỉ số BOD sẽ được biểu thị bằng sự khác biệt giữa lượng oxy hòa tan ban đầu và về sau.
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : Chỉ số ORP là gì? Ý nghĩa của chỉ số ORP đối với con người <<
Phương pháp áp suất
Phương pháp áp suất không được sử dụng nhiều do bị giới hạn trong việc đo lường lượng oxy tiêu thụ trong quá trình oxy hóa cacbon.
Để thực hiện phương pháp này, cần cất giữ mẫu trong hộp kín có gắn cảm biến áp suất. Thêm chất hấp thụ carbon dioxide (thường là lithium hydroxide) vào bình chứa cao hơn mức mẫu. Mẫu được bảo quản trong điều kiện giống với phương pháp pha loãng. Oxy dần được tiêu thụ và carbon dioxide được giải phóng. Khi đó, áp suất giảm, thiết bị cảm biến sẽ tính toán và hiển thị lượng oxy tiêu thụ.
Chỉ số BOD trong xử lý nước thải
Như đã đề cập ở trên, chỉ số BOD - lượng oxy sinh học thường được sử dụng trong các nhà máy xử lý nước thải như một chỉ số đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước.
Theo quy định, mức độ BOD được quy định vô cùng nghiêm ngặt đối với các ngành công nghiệp hoặc các doanh nghiệp khi xả nước thải vào hệ thống cống rãnh vệ sinh hoặc đường nước. Vật liệu rắn trong nước thải bao gồm: vật liệu và sinh vật hữu cơ, vật liệu và sinh vật vô cơ. Chất rắn phải được làm giảm bằng cách xử lý trước khi thải ra ngoài.
Tổng hợp chỉ số BOD của một số loại nước thải
Nước thải sinh hoạt
Là loại nước được thải ra môi trường trước và trong quá trình sinh hoạt (tắm, vệ sinh, giặt tẩy, nấu nước, ăn uống và các hoạt động thường ngày khác của người dân sinh sống và làm việc). Tại các thành phố lớn, nơi có mật độ dân cư đông thì lượng nước thải sinh hoạt này nếu chưa được xử lý mà thải ra môi trường là rất nguy hại.
Nước thải sinh hoạt có chỉ số BOD từ 100 - 200 mg/L
Nước thải ngành xi mạ
Đây là loại nước có nồng độ các chất hữu cơ thấp nhưng hàm lượng kim loại nặng rất cao. Chúng là yếu tố khiến các sinh vật phù du bị tiêu diệt, gây bệnh cho cá và làm biến đổi các tính chất lý hóa học của nước. Ngoài ra, nước thải ngành xi mạ còn ảnh hưởng đến ống dẫn nước, chúng gây ăn mòn, xâm thực hệ thống cống rãnh. Ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng, vật nuôi, canh tác nông nghiệp và làm thoái hóa đất.
Chính vì yếu tố chứa hàm lượng kim loại nặng rất cao nên nếu nước thải ngành xi mạ không được xử lý thải ra môi trường, theo thời gian sẽ tích tụ và gây ảnh hưởng đến cơ thể con người. Chúng gây viêm loét da, viêm đường hô hấp, ung thư,...
Nước thải ngành xi mạ có chỉ số BOD từ 300 - 1000 mg/L
Nước thải ngành dệt nhuộm
Loại nước thải này phát sinh từ các công đoạn hồ sợi, giữ hồ, nấu tẩy, nhuộm và hoàn tất quy trình. Hàm lượng các chất gây ô nhiễm từ nước thải ngành dệt nhuộm trong từng công nghệ, từng sản phẩm lại khác nhau. Độ kiềm trong nước ngành dệt nhuộm cao khiến tăng độ pH trong nước, gây hại cho các loại thủy sinh và gây ăn mòn các công trình thoát nước.
Nước thải ngành dệt nhuộm có chỉ số BOD từ 500 - 3000 mg/L
Nước thải ngành chế biến thủy sản
Nước thải từ chế biến thủy sản bao gồm nước thải trong quá trình sản xuất và quá trình sinh hoạt. Chúng chứa các chất hữu cơ, chất lơ lửng, cặn bã, dầu mỡ và vinh sinh vật.
Nước thải của ngành này có chỉ số BOD từ 2000 - 5000 mg/L
Nước thải trong nhà máy sản xuất giấy
Trong quá trình sản xuất giấy và bột giấy thì thành phần nước thải từ nhà máy giấy thuần túy không quá ô nhiễm. Chủ yếu là nước thải từ khâu xeo giấy, tạp chất cơ bản là cặn. Đối với sản xuất bột giấy thì nước thải đậm đặc, khó xử lý. Lượng kiềm trong nước có thể lên tới 20 g/L
Chỉ số BOD trong nước thải của nhà máy sản xuất giấy là từ 2000 - 3000 mg/L
Nước thải trong ngành sản xuất cao su
Nước thải trong ngành này thường xuất phát do việc sản xuất khối mủ, skim mũ và những công đoạn chế biến khác. Trong nước thải có hàm lượng nitơ amoniac, photpho cao và mùi hôi đặc trưng do protein phân hủy. Ngoài ra, chất thải rắn dễ bay hơi, chứa nhiều các loại khí khác nhau nhu NH3, CH3COOH, H2S,...
Nước thải ngành cao su nếu không được xử lý đã thải trực tiếp ra môi trường sẽ làm môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nước gây mùi hôi thối, nước đục và nổi váng. Nước có chứa hàm lượng lớn chất hữu cơ. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến không khí, thực vật và môi trường xung quanh.
Chỉ số BOD dao động từ 3000 - 10000 mg/L
Kết luận
Hiện nay, hầu hết nước sinh hoạt của người dân đã qua xử lý nhưng chỉ đảm bảo độ sạch tương đối do màng lọc công nghiệp vốn quá tải và nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Để khắc phục tình trạng này, sử dụng hệ thống lọc tổng đầu nguồn là giải pháp tối ưu cho mỗi gia đình.
Hy vọng với những chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu về chỉ số BOD và tầm quan trọng của chúng trong hoạt động đánh giá chất lượng nước thải. Để tìm hiểu thêm về các chỉ số khác cũng như hệ thống lọc tổng đầu nguồn cho gia đình, hãy liên hệ ngay với Kangaroo nhé!
[CodeFormInfo]