Sodium hay còn gọi là Natri là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng cơ thể. Tuy nhiên, tiêu thụ quá mức có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy Sodium là gì? Nó mang lại những lợi ích và tác gì cho cơ thể? Bài viết dưới đây Kangaroo Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về chất này để bạn có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của mình.
Tìm hiểu vai trò quan trọng của Sodium
1. Sodium là gì?
Sodium còn được biết đến với tên gọi khác là Natri, là một nguyên tố hóa học quan trọng nằm trong nhóm kim loại kiềm và thuộc nhóm 1 của bảng tuần hoàn. Đây là nguyên tố phổ biến thứ sáu trong lớp vỏ Trái Đất, chiếm khoảng 2,6% khối lượng của lớp vỏ và xuất hiện trong nhiều loại khoáng chất như sodalite, đá muối và felspat.
Sodium (Natri) là một nguyên tố hóa học quan trọng
Sodium được tìm thấy trong nhiều khoáng vật phổ biến trên Trái Đất. Đặc biệt, natri clorua (muối ăn) là một hợp chất quan trọng của Sodium và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, chất này cũng xuất hiện trong nước uống, thực phẩm chế biến sẵn và các loại gia vị khác.
2. Tầm quan trọng của muối Natri đối với sức khỏe
Muối Natri đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các chức năng cơ bản của cơ thể.
Đối với người lớn
- Natri là một chất điện giải quan trọng giúp cân bằng nồng độ chất lỏng và giữ nước cho cơ thể. Khi mức độ Natri bị rối loạn, cơ thể sẽ gặp tình trạng mất cân bằng nước, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Khi kết hợp Natri với các ion khác giúp duy trì sự cân bằng axit - kiềm trong máu và điều chỉnh độ pH. Điều này rất quan trọng cho hoạt động của thận và duy trì môi trường nội mô ổn định.
- Natri đóng vai trò trong việc truyền dẫn các xung thần kinh và hoạt động của cơ bắp, giúp duy trì sự tỉnh táo và ngăn ngừa các vấn đề như co cơ, chuột rút.
- Mặc dù tiêu thụ quá nhiều muối natri có thể làm tăng huyết áp, nhưng một lượng nhỏ vẫn cần thiết để duy trì huyết áp ở mức ổn định và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Đối với phụ nữ mang thai
- Trong quá trình mang thai, lượng máu và chất lỏng trong cơ thể phụ nữ tăng lên đáng kể để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Muối natri giúp điều hòa, duy trì và bù đắp lượng nước mất đi đảm bảo cơ thể mẹ và bé đều được cung cấp đủ nước.
- Phụ nữ mang thai chỉ cần một lượng nhỏ muối natri để tránh các vấn đề về thận, huyết áp và tim mạch. Việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể gây ra các biến chứng không mong muốn.
Đối với trẻ em
- Natri là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của não bộ ở trẻ em. Nó hỗ trợ các chức năng não bộ giúp trẻ phát triển trí tuệ và khả năng học tập.
- Hiện nay, nhiều trẻ tiêu thụ quá nhiều muối natri gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chỉ cần một lượng nhỏ trong chế độ ăn hàng ngày là đủ đáp ứng nhu cầu mà không gây hại ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Tầm quan trọng của muối Natri đối với sức khỏe
Vì vậy cần phải kiểm soát và điều chỉnh hợp lý lượng sodium đảm bảo cung cấp đủ lượng cần thiết giúp duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến thừa hoặc thiếu sodium trong cơ thể.
3. Nguy hại khi tiêu thụ quá nhiều muối Natri
Hiện nay, tình trạng dư thừa muối Natri đang trở nên khá phổ biến, đặc biệt đối với những người có thói quen ăn mặn. Việc tiêu thụ quá nhiều muối Natri trong khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những yếu tố nguy cơ chính làm gia tăng gánh nặng bệnh tật. Tác động rõ rệt nhất là gây ra tăng huyết áp.
Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác. Hàng trăm nghìn người Việt Nam mỗi năm bị liệt, tàn phế, mất sức lao động và thậm chí tử vong do các biến chứng liên quan. Tăng huyết áp đang ngày càng trẻ hóa tại Việt Nam và tác hại càng lớn khi xuất hiện ở người trẻ tuổi.
Dư thừa muối Natri ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người
Ngoài ra, dư thừa natri còn dẫn đến một số biến chứng bệnh như:
- Suy giảm chức năng thận
- Giảm mật độ xương và dẫn đến loãng xương
- Nguy cơ mắc bệnh dạ dày
- Tình trạng hen phế quản
- Rối loạn thính lực
- Béo phì
- Ảnh hưởng đến hoạt động não và nhận thức
4. Lưu ý khi sử dụng Natri
Việc sử dụng muối natri trong chế độ ăn hàng ngày đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo sức khỏe, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Kiểm soát lượng sodium tiêu thụ mỗi ngày
- Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên giới hạn lượng sodium tiêu thụ dưới 2.000 mg/ngày, tương đương với khoảng 5g muối.
- Đọc kỹ nhãn mác thực phẩm để biết hàm lượng natri, đặc biệt là với các thực phẩm chế biến sẵn.
Hạn chế thực phẩm giàu natri
- Tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn như pizza, xúc xích, thịt xông khói, và đồ ăn nhanh.
- Hạn chế các loại snack mặn, bánh ngọt công nghiệp, và đồ ăn đóng gói.
Chọn thực phẩm tươi sống
- Ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi sống như rau xanh, hoa quả, thịt tươi, và cá.
- Sử dụng các loại gia vị tự nhiên thay vì muối và các loại gia vị chứa nhiều muối natri.
Theo dõi sức khỏe thường xuyên
- Kiểm tra huyết áp định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của cao huyết áp.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng muối natri phù hợp cho cơ thể, đặc biệt nếu bạn có các bệnh lý liên quan đến thận, tim mạch, hoặc huyết áp.
Bổ sung nước ion kiềm
- Nước ion kiềm không chỉ giúp cân bằng lượng sodium trong cơ thể mà còn có nhiều lợi ích khác như trung hòa lượng acid dư thừa, duy trì độ pH cân bằng và cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Kangaroo Việt Nam hiện phân phối các dòng máy lọc nước ion kiềm nhằm cung cấp nguồn nước ion kiềm chất lượng cao với nhiều lợi ích cho sức khỏe, đảm bảo chất lượng và an toàn cho mọi gia đình.
Máy lọc nước Kangaroo Hydrogen ion kiềm cung cấp nguồn nước chất lượng
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn sodium là chất gì cũng như tác hại của nó. Để biết thêm thông tin cũng như được được tư vấn chi tiết về máy lọc nước ion kiềm hãy liên liên hệ ngay tới Hotline 0962.15.26.26 chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ miễn phí cho bạn!