Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT và QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y Tế

10-03-2022, 11:31 pm

Đối mặt với tình trạng ô nhiễm nguồn nước phổ biến hiện này thì cần phải căn cứ vào đâu để đánh giá được nguồn nước mình đang sử dụng hàng ngày có đảm bảo an toàn chất lượng hay không?

Nếu đang có mối quan tâm tới vấn đề trên thì bạn đừng bỏ qua bài viết này. Chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn về Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT và Quy chuẩn kỹ nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT - những tiêu chuẩn cần biết được Bộ Y tế ban hành. 

quy chuẩn nước sạch sinh hoạt của bộ y tế

Quy chuẩn nước sinh hoạt 

Nắm rõ được những tiêu chuẩn này sẽ giúp bạn đánh giá được chất lượng nguồn nước sinh hoạt và có những giải pháp khắc kịp thời trong trường hợp cần thiết để giữ an toàn cho sức khỏe. 

Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT

Nước sinh hoạt rất quan trọng trong cuộc sống và nó tác động trực tiếp tới sức khỏe của chúng ta. Để đánh giá chất lượng của nguồn nước có vai trò rất lớn này, Bộ Y tế đã ban hành Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT giúp chúng ta nhận biết nước đang sử dụng có đảm bảo các thành phần chỉ tiêu trong giới hạn cho phép hay không.

Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT và Đối tượng điều chỉnh

Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT quy định về mức giới hạn các tiêu chí đánh giá về chất lượng nước được dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Tiêu chuẩn không bao gồm nước uống trực tiếp và chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến mà dùng chủ yếu trong tắm giặt, rửa thực phẩm.

quy chuẩn nước sạch sinh hoạt qcvn 02:2009/byt

Quy chuẩn nước sạch sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT

Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT áp dụng với các cá nhân, trường học, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt và cung cấp nước dưới 1000m3 / 1 ngày đêm.

Ngoài ra, quy chuẩn còn được áp dụng với các cá nhân và hộ gia đình tự khai thác nước dùng phục vụ mục đích cá nhân cho gia đình, cho thuê phòng trọ.

Các thông số trong quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử Mức độ giám sát
I II
1 Màu sắc(*) TCU 15 15 TCVN 6185 – 1996(ISO 7887 – 1985) hay SMEWW 2120 A
2 Mùi vị(*) Không có mùi vị lạ Không có mùi vị lạ Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B A
3 Độ đục(*) NTU 5 5 TCVN 6184 – 1996(ISO 7027 – 1990) hoặc SMEWW 2130 B A
4 Clo dư mg/l Trong khoảng  0,3-0,5 SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1 A
5 pH(*) Trong khoảng 6,0 – 8,5 Trong khoảng 6,0 – 8,5 TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 – H+ A
6 Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 3 SMEWW 4500 – NH3 C hoặc SMEWW 4500 – NH3 D A
7 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*) mg/l 0,5 0,5 TCVN 6177 – 1996 (ISO 6332 – 1988) hoặc SMEWW 3500 – Fe B
8 Chỉ  số Pecmanganat mg/l 4 4 TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E) A
9 Độ cứng tính theo CaCO3(*) mg/l 350 TCVN 6224 – 1996 hoặc SMEWW 2340 C B
10 Hàm lượng Clorua(*) mg/l 300 TCVN6194 – 1996(ISO 9297 – 1989) hoặc SMEWW 4500 – Cl– D A
11 Hàm lượng Florua mg/l 1.5 TCVN 6195 – 1996(ISO10359 – 1 – 1992) hoặc SMEWW 4500 – F– B
12 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 0,05 TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 – As B B
13 Coliform tổng số Vi khuẩn/ 100ml 50 150 TCVN 6187 – 1,2:1996(ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222 A
14

E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt

Vi khuẩn/ 100ml 0 20 TCVN6187 – 1,2:1996(ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222 A

Trong đó: 

  • Chỉ tiêu về cảm quan bao gồm các chỉ tiêu như về màu sắc, mùi, vị mà chúng ta thể cảm nhận được.
  • SMEWW (Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water) gồm các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước tinh khiết và nước thải.
  • US EPA (United States Environmental Protection Agency) là tên gọi viết tắt của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ.
  • TCU (True Color Unit) là đơn vị đo màu sắc.
  • NTU (Nephelometric Turbidity Unit) là đơn vị đo của chỉ tiêu độ đục.
  • Giới hạn I là tiêu chí được áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
  • Giới hạn II là tiêu chí được áp dụng với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình.

Bạn cần tham khảo các tiêu chuẩn trên để tránh vượt mức an toàn được quy định gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu các thành phần như Asen (As), Nitrit (NO2-), Mangan (Mn), Sắt (Fe),... có chỉ số vượt quá mức so với con số trong bảng trên thì bạn cần tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lí kịp thời. 

Sử dụng nguồn nước không đạt quy chuẩn nước sinh hoạt có nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, ngộ độc, ung thư,...thậm chí tác động xấu đến tính mạng.

Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT thay thế Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT được ban hành theo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y Tế. 

Về cơ bản, Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT tương tự với Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT nhưng được bổ sung thêm một vài chi tiết khác.

Phạm vi và đối tượng điều chỉnh / áp dụng

Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT quy định mức giới hạn các thông số chất lượng đối với nguồn nước sạch được dùng với mục đích sinh hoạt.

 quy chuẩn nước sạch sinh hoạt qcvn 01-1:2008/byt

Quy chuẩn nước sạch sinh hoạt QCVN 01-1:2008/BYT

Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT được áp dụng với các tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả hoạt động khai thác, truyền dẫn, sản xuất, kinh doanh nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh; các cơ quan quản lý nhà nước về tranh tra, giám sát chất lượng nước sạch; các phòng thử nghiệm và tổ chức chứng nhận các thông số chất lượng nước

 Quy chuẩn này không áp dụng đối với nguồn nước uống trực tiếp tại vòi, nước đóng chai, đóng bình hay các loại nước khoáng thiên đóng chai , đóng bình, nước sản xuất từ các bình lọc nước, hệ thống lọc nước và nước không dùng trong sinh hoạt.

Các thông số đánh giá chất lượng nước và ngưỡng cho phép

Một số thông số đánh giá trong Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT đã có sự thay đổi so với Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT

TT Tên thông số Đơn vị tính Ngưỡng giới hạn cho phép
Các thông số nhóm A
  Thông số vi sinh vật    
1. Coliform CFU/100 mL <3
2. E.Coli hoặc Coliform chịu nhiệt CFU/100 mL <1
  Thông số cảm quan và vô cơ
3. Arsenic (As)(*) mg/L 0.01
4. Clo dư tự do(**) mg/L Trong khoảng 0,2 - 1,0
5. Độ đục NTU 2
6. Màu sắc TCU 15
7. Mùi, vị - Không có mùi, vị lạ
8. pH - Trong khoảng 6,0-8,5
Các thông số nhóm B
  Thông số vi sinh vật
9. Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) CFU/ 100mL < 1
10. Trực khuẩn mủ xanh (Ps. Aeruginosa) CFU/ 100mL < 1
  Thông số vô cơ
11. Amoni (NH4+ và NH3 tính theo N) mg/L 0,3
12. Antimon (Sb) mg/L 0,02
13. Bari (Bs) mg/L 0,7
14 Bor tính chung cho cả axit Boric (B) và Borat mg/L 0,3
15. Cadmi (Cd) mg/L 0,003
16. Chì (Plumbum) (Pb) mg/L 0,01
17. Chì số pecmanganat mg/L 2
18. Chloride (Cl-)(***) mg/L 250 (hoặc 300)
19. Chromi (Cr) mg/L 0,05
20. Đồng (Cuprum) (Cu) mg/L 1
21. Độ cứng, tính theo CaCO3 mg/L 300
22. Fluor (F) mg/L 1,5
23. Kẽm (Zincum) (Zn) mg/L 2
24. Mangan (Mn) mg/L 0,1
25. Natri (Na) mg/L 200
26. Nhôm (Aluminium) (Al) mg/L 0.2
27. Nickel (Ni) mg/L 0,07
28. Nitrat (NO3- tính theo N) mg/L 2
29. Nitrit (NO2- tính theo N) mg/L 0,05
30. Sắt (Ferrum) (Fe) mg/L 0,3
31. Seleni (Se) mg/L 0,01
32. Sunphat mg/L 250
33. Sunfua mg/L 0,05
34. Thủy ngân (Hydrargyrum) (Hg) mg/L 0,001
35. Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/L 1000
36. Xyanua (CN) mg/L 0,05

Trong đó:

  • (*) áp dụng đối với đơn vị cấp nước khai thác nước ngầm.
  • (**) áp dụng đối với các đơn vị cấp nước sử dụng Clo làm phương pháp khử trùng.
  • (**) chỉ áp dụng đối với vùng ven biển và hải đảo.
  • (***) không có đơn vị tính.

Ngoài ra, còn có các tiêu chí cụ thể gồm các thông số về chất hữu cơ, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ, nhiễm xạ.

Làm sao để đảm bảo theo quy chuẩn nước sinh hoạt?

Đối với nguồn nước đang gặp phải tình trạng ô nhiễm chưa đạt quy chuẩn nước sinh hoạt, người tiêu dùng nên sử dụng các hệ thống lọc nước để cải thiện chất lượng nước, loại bỏ các tạp chất gây hại đến mức đạt tiêu chuẩn.

Còn đối với những nguồn nước đã được đạt chuẩn tuy đã được chứng nhận đạt quy chuẩn nước sinh hoạt nhưng không thể đảm bảo không tái nhiễm khuẩn. Nước dùng trong sinh hoạt để lâu ngoài môi trường hoặc được chứa trong bể ngầm có khả năng nhiễm khuẩn độc rất cao gây nguy hại cho sức khỏe.

vật liệu chứa nước đạt quy chuẩn nước sạch sinh hoạt

Vật liệu chứa nước đảm bảo chất lượng nước sạch sinh hoạt

Vật chứa đảm bảo vệ sinh

Từ những bất cập nói trên về tình trạng của nguồn nước sinh hoạt hàng ngày, để duy trì nguồn nước luôn sạch sẽ, vệ sinh thì bạn cần bắt đầu từ việc đơn giản nhất là chứa đựng nước trong bình bằng nhựa hoặc inox. Vật chứa đựng phải sạch, có chất lượng tốt và có độ bền cao mới có thể đảm bảo nguồn nước sử dụng lâu dài, an toàn cho sức khỏe.

Sử dụng máy lọc nước RO

Các thương hiệu lọc nước trên thị trường đều có các sản phẩm lọc nước giúp mang đều nguồn nước sạch đạt chuẩn chất lượng.

Trong đó, máy lọc nước trang bị công nghệ RO vẫn được đánh giá là cho nguồn nước đầu ra có chất lượng tinh khiết nhất. Màng lọc RO ứng dụng công nghệ lọc thẩm thấu ngược mang đến hiệu quả lọc tuyệt đối, lọc sạch các cặn bẩn, tạp chất, hợp chất kim loại, chất độc hại có trong nước cho ra dòng nước đạt chất lượng theo quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT.

máy lọc nước ro đạt quy chuẩn nước sinh hoạt

Sử dụng máy lọc nước RO giúp đảm bảo chất lượng nước sạch sinh hoạt của Bộ Y Tế

Như vậy, chúng tôi đã thực hiện tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về quy chuẩn nước sinh hoạt, trong đó có Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT và Quy chuẩn kỹ nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT

Hi vọng rằng bài viết này có thể bổ sung giúp bạn đọc những kiến thức hữu ích, có thể ứng dụng khi cần thiết.

Để có nhu cầu về các thông tin khác hay tìm hiểu, đặt mua các sản phẩm, quý khách vui lòng ghé thăm website chính thức của Kangaroo hoặc gọi điện trực tiếp đến hotline 0962.15.26.26 để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể.

Ngoài ra bạn có thể xem thêm sản phẩm máy lọc nước kangaroo của chúng tôi tại đây :kangaroo.net.vn

Bài viết khác

Sản phẩm đã xem

Chat ngay qua Messenger Chat ngay qua Zalo